Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Tác dụng và cách dùng nấm linh chi hiệu quả nhất


Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về thành phần dược chất của nấm linh chi. Tác dụng của nấm linh chi theo Viện Y dược có nhiều công dụng chữa bệnh gì và bổ dưỡng thế nào. 

Tác dụng và cách dùng nấm linh chi hiệu quả nhất-1



Kết quả cho thấy, trong nấm linh chi rừng có những hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan. Tuy hàm lượng các chất này trong nấm linh chi ít hơn nấm lim xanh nhưng vẫn là thảo dược tự nhiên có giá trị.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học tìm thấy trong nấm linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết như: đồng, sắt, kali, magnesium, natri, calcium. Các nguyên tố này giúp sự vận hành chuyển hóa của cơ thể hoạt động tốt nhất.

Nấm linh chi mọc đâu?


Môi trường lý tưởng để tác dụng của nấm linh chi chất lượng tốt nhất là linh chi sinh trưởng và phát triển ở rừng kín xanh có độ cao lên đến 1500 mét. Nấm linh chi rừng sống trên các thân gỗ mục hiệu quả hơn nấm linh chi trồng.

Một đặc điểm riêng biệt của nấm linh chi chính là chúng không mọc lại ở cùng một thân cây. Mỗi thân cây dầu chết vài chục đến hàng trăm năm cũng chỉ có một đợt nấm mọc lên. Sau khi thu hoạch, sẽ không còn đợt nấm nào mọc lại tại thân cây đó.

Tại Việt Nam, nấm linh chi được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng Phú Quốc. Chúng mọc trên xác cây dầu nước, dầu mít đã chết bên bờ suối. Đó là những thân cây nằm ở khu vực có đủ điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Tác dụng và cách dùng nấm linh chi hiệu quả nhất-2

Nhận biết nấm linh chi theo nguồn gốc


Nấm linh chi phổ biến trên thị trường hiện nay là: linh chi Hàn Quốc, linh chi Trung Quốc và linh chi Việt Nam. Người tiêu dùng thường dựa trên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi quyết định mua hay không.

Nhận biết nấm linh chi qua màu sắc


Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân vào năm 1590 đời nhà Minh đã ghi nhận có 6 loại nấm linh chi.

Bao gồm:
– Nấm linh chi xanh còn được gọi là thanh chi hay long chi. Thanh chi có màu xanh, vị chua, tính bình. Loại này được dùng để bổ an khí, tăng trí nhớ, giúp an thần, sáng mắt.

– Nấm linh chi đỏ: có tên gọi khác là hồng chi, xích chi hay đơn chi. Hồng chi có màu đỏ, vị đắng. Loại này được dùng để tăng cường trí nhớ, dưỡng tim, chữa tức ngực.

– Nấm linh chi vàng: được gọi là hoàng chi hay kim chi. Hoàng chi có màu vàng, không có độc tố, vị ngọt, được dùng để trị an thần, ích tì khí.

– Nấm linh chi trắng: tên khác là bạch chi, ngọc chi, có màu trắng đẹp, vị cay, đắng, tính bình. Bạch chi được dùng để chữa ho, an thần, thông mũi, ích phổi.

– Nấm linh chi đen: còn được gọi là hắc chi hay huyền chi. Loại này có màu đen, vị mặn, tính bình, không có độc. Hắc chi được dùng để trị chứng bí tiểu, ích thận khí.

– Nấm linh chi tím: có tên khác là tử chi, mộc chi. Tử chi có màu tím đậm, vị ngọt, không độc và được dùng để trị đau nhức, xương khớp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét